Bệnh răng miệng ở bà bầu

Thời gian mang thai là thời kỳ phụ nữ trở nên nhạy cảm và dễ mắc các bệnh về răng miệng nhất. Những bệnh lý nha khoa sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe của người mẹ và một phần sức khỏe của bé. Vì vậy bạn cần có cái nhìn toàn diện về bệnh răng miệng ở bà bầu nếu đang có kế hoạch hoặc đang mang thai.

Các bệnh răng miệng phụ nữ mang thai thường mắc phải.

Các bệnh răng miệng bà bầu thường mắc phải

Viêm nướu

Đây là vấn đề răng miệng phổ biến mà hầu hết phụ nữ mang thai đều mắc phải. Viêm nướu biểu hiện chủ yếu là nướu sưng nề, đỏ, dễ chảy máu.

Nguyên nhân do sự tăng cao của hormon progesteron và estrogen trong thai kỳ làm thay đổi hệ vi khuẩn trong môi trường miệng do rối loạn tuần hoàn máu ở lợi gây ra. Một nửa các vấn đề này có thể tự động biến mất sau khi sinh.Tuy nhiên, nếu tình trạng nặng hơn, bệnh có thể tiến triển thành bệnh lý nướu răng, viêm chu nha và sâu răng.

Viêm nha chu

Viêm nha chu là tình trạng nặng hơn của viêm nướu, có sự phá hủy các cấu trúc nâng đỡ xung quanh răng, dẫn đến răng lung lay và cuối cùng là mất răng.Bệnh này sẽ thường xuất hiện từ tháng thứ 2 và tăng dần trong thai kỳ đến tháng thứ 8.

Bênh này dẫn đến sự giảm số lượng bạch cầu trung tính và hoạt động thực bào, giảm đáp ứng của lympho bài và giảm sinh kháng thể. Thai phụ có nguy cơ nhiễm trùng và có mối liên hệ giữa nhiễm trùng vùng miệng và nhiễm trùng toàn thân. Bệnh lý này có nguy cơ dẫn tới sinh non và trẻ sơ sinh bị nhẹ cân do sự hạn chế dòng máu đến nhau thai.

Sâu răng

Do việc thiếu canxi,sự kết hợp giữa chế độ ăn nhiều đường và các vi khuẩn trong miệng làm phá hủy men răng và việc ăn uống không đúng bữa trong thời kỳ mang thai nên 1/4 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản bị sâu răng. Bà bầu bị sâu răng nếu không điều trị có thể dẫn đến áp-xe chân răng, nặng hơn là viêm mô tế bào ở mặt.

U nhú thai nghén

U nhú thai nghén là một u màu đỏ thường ở nướu răng, cũng có thể ở một vị trí khác trong miệng, có thể dễ bị chảy máu chân răng hoặc bị loét. thường phát triển ở 3 tháng giữa thai kỳ.

U nhú thai nghén thông thường sẽ giảm dần và mất hẳn sau khi sinh mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu u cản trở việc ăn, nhai, dễ chảy máu, hoặc không biến mất sau khi sinh thì cần đi thăm khám bác sĩ để được cắt bỏ u.

Mòn răng

Trong thời kì mang thai bị nôn ói, men răng có thể bị ăn mòn do lượng axit từ dịch trong dạ dày tiết ra có thể phá hủy men răng, gây ra tình trạng chảy máu chân răng.

Trong trường hợp mòn răng nặng đến mức lộ lớp ngà răng bên trong thì khi này bạn sẽ cảm giác ê buốt, đặc biệt khi ăn uống các thức ăn lạnh hoặc khi thở bằng miệng. Tình trạng này điều trị phục hồi khá phức tạp.

Vì sao bà bầu thường mắc các bệnh răng miệng?

Bà bầu thường mắc bệnh răng miệng do rất nhiều nguyên nhân

Thay đổi về hormone: Thường khi mang thai sẽ có thay đổi về lượng hormone estrogen và progesterone làm gia tăng lưu lượng máu tới nướu gây nên tình trạng viêm nướu trầm trọng hơn bình thường. Biểu hiện là đau răng, chảy máu nướu khi đánh răng…

Thay đổi về canxi: thời điểm hệ xương hình thành mạnh mẽ, lượng canxi cần thiết để hình thành xương của thai nhi được lấy từ cơ thể của người mẹ, điều này có thể làm mẹ rơi vào tình trạng thiếu canxi, khiến răng trở nên xốp hơn và làm tăng nguy cơ bị sâu răng.

Thay đổi về chế độ dinh dưỡng:  việc ốm nghén có thể gây nôn, thèm ăn chua ngọt… nhiều hơn bình thường, việc ăn nhiều thức ăn chứa glucose cũng là một trong những nguyên nhân gây sâu răng cao trong thời kỳ mang thai.

Thay đổi môi trường miệng: Trong thời gian mang thai, lượng nước bọt được tiết ra giảm so với lúc bình thường nên dễ gây sâu răng hơn. Bởi trong nước bọt có chứa những chất có tác dụng làm chắc men răng, bảo vệ răng, ngăn chặn sự xuất hiện của sâu răngĐồng thời, việc thường xuyên bị nôn làm thay đổi môi trường pH trong môi trường miệng, làm giảm khả năng tự bảo vệ của răng.

Hệ quả của bệnh răng miệng đối với bà bầu

Theo nhận định của nha sĩ, nếu bạn bị bệnh sâu răng sẽ có nguy cơ đẻ non cao gấp 3 lần so với những bà mẹ mang thai có sức khỏe răng miệng tốt. có đến 1/5 mẹ bầu bị bệnh sâu răng được điều tra đẻ non trước tuần thứ 35.

Mặt khác, Khi bạn bị viêm, nhiễm trùng nướu sẽ xuất hiện một loại vi khuẩn có tên fusobacterium nucleatum liên quan đến chứng sinh non và lưu thai. Loại vi khuẩn này sẽ theo đường máu đi vào nhau thai và ảnh hưởng đến hệ thống phát triển của thai nhi.

Như vậy, các bệnh răng miệng của mẹ nếu không được quan tâm kịp thời sẽ ảnh hưởng đến em bé.

Lời kết

Khi bạn có kế hoạch mang thai, hãy đảm bảo sức khỏe của bạn luôn ở trong tình trạng tốt nhất bằng cách khám răng và điều trị các vấn đề răng miệng (nếu có). Trong thời kỳ mang thai, kiểm tra răng miệng ít nhất 3 lần/tháng tại các trung tâm Nha khoa uy tín để phát hiện và khắc phục kịp thời những bệnh lý về răng miệng.

Nếu bạn vẫn còn đang đau đầu trong việc tìm giải pháp giải quyết khiếm khuyết cho những chiếc răng cũng như muốn tìm hiểu về phương pháp khắc phục thẩm mỹ và chức năng ăn nhai cho răng của mình. Đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với hotline của Nha khoa Lạc Việt để nhận được những thông tin về tình trạng răng của mình cũng như chi phí chuẩn xác nhất. Khách hàng có thể trực tiếp ghé qua Nha khoa Lạc Việt tại:

Trụ sở Đống Đa: Tòa nhà 160 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 0971066726.

Trụ sở Cầu giấy: Số 9 Nguyễn Văn Huyên, Cầu giấy, Hà Nội

SĐT: 0971066726.

Trụ sở Hai Bà Trưng: Số 426 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 0971066726.

Nhập bình luận của bạn

Bài viết cùng chuyên mục